Trẻ em có được dùng nhân sâm

sam1

Trẻ em có được dùng nhân sâm

Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát, bởi thế dùng cho trẻ là rất hợp lý bởi vì chúng đang ở trong thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng như rôm sẩy, mụn nhọt,…

Nhiều người cho rằng nhân sâm là thứ thuốc bổ và mát, bởi thế dùng cho trẻ là rất hợp lý bởi vì chúng đang ở trong thời kỳ cần bồi bổ để phát triển và hay bị lâm vào tình trạng nhiệt biểu hiện bằng các triệu chứng như rôm sẩy, mụn nhọt,…

 

Nhưng cũng không ít người cho rằng nhân sâm là thứ đại bổ vì thế không nên dùng cho trẻ, sợ sinh biến chứng và để lại hậu quả không tốt cho sự phát dục sau này.

 

Kỳ thực, cả hai quan niệm trên đều không đúng và mang nặng tính cực đoan. Trước hết phải khẳng định ngay rằng: Nhân sâm có thể dùng cho bất cứ lứa tuổi nào, nhưng vấn đề là ở chỗ phải trả lời chính xác hai câu hỏi: Dùng khi nào và dùng như thế nào?

 

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng bổ dưỡng không ít, trong đó có nhiều thứ nổi tiếng như nhân sâm, nhung hươu, đông trùng hạ thảo, cao hổ cốt, thục địa, đương quy… Nhưng, như cổ nhân đã nói: “dược tính giai thiên”, có nghĩa là thuốc y học cổ truyền nói chung và thuốc bổ dưỡng nói riêng dều mang tính thiên lệch, có thứ thiên hàn, có thứ thiên nhiệt, có thứ bổ âm, có thứ bổ dương, bổ khí, bổ huyết khác nhau

 

Vậy nên, trong quá trình chẩn trị, người thầy thuốc y học cổ truyền trên cơ sở nắm vững tính vị của từng vị thuốc phải biết lựa chọn, phối hợp một cách khôn khéo và hợp lý để đạt được mục đích lấy cái thiên lệch của dược liệu mà điều chỉnh cái thiên lệch trong cơ thể con người nhằm lập lại cân bằng âm dương, khí huyết.

 

Tùy theo tính chất của từng loại dược liệu, y học cổ truyền phân chia thuốc bổ thành 4 nhóm chính: bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương để sử dụng tương ứng cho 4 hội chứng bệnh lý chủ yếu là khí hư, huyết hư, âm hư và dương hư. Nguyên tắc chung trong sử dụng thuốc y học cổ truyền nói chung và thuốc bổ Đông y nói riêng là “hư thì bổ, thực thì tả”, chỉ có những người thể chất hư nhược hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể hư nhược mới được dùng các thuốc bổ dưỡng. Nếu không hư mà bổ thì chẳng những tốn tiền vô ích mà thậm chí còn làm phát sinh các rối loạn bệnh lý không đáng có.

 

Hơn nữa, thuốc bổ khí và bổ dương thường có tính ôn nhiệt, nếu dùng không đúng dễ gây thương tổn âm dịch; thuốc bổ huyết và bổ âm thường có tính hàn lương, nếu dùng không đúng có thể làm tổn thương dương khí. Kết quả đều dẫn đến làm mất cân bằng âm dương, tạo cơ hội cho các quá trình bệnh lý phát sinh và phát triển.

 

Nhân sâm là một vị thuốc có công dụng đại bổ nguyên khí, được dùng trong y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Trong nhi khoa Đông y, nhiều chứng bệnh rất cần dùng nhân sâm nói riêng và các loại sâm khác nói chung như đẳng sâm, cát lâm sâm, tây dương sâm, thái tử sâm… Ví dụ, khi trẻ bị mắc chứng cam tích (y học hiện đại gọi là bệnh suy dinh dưỡng) ở thể tỳ vị hư nhược thì phương pháp điều trị phải bổ khí, kiện tỳ, ích vị và bài thuốc thường dùng có tên là “Sâm linh bạch truật tán”, trong thành phần có nhân sâm hoặc đẳng sâm thay thế; khi trẻ bị mắc chứng huyết hư (tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể thường gặp trong giai đoạn hồi phục sau khi mắc các bệnh lý nội ngoại khoa) ở thể “Khí huyết bất túc” thì phương pháp điều trị phải bổ khí, dưỡng huyết và bài thuốc thường dùng có tên là “Bát trân thang” hoặc “Nhân sâm dưỡng vinh thang” trong thành phần bài thuốc cũng có nhân sâm hoặc một loại sâm khác thay thế. Bởi vậy, đối với trẻ em nhân sâm có thể và cũng rất cần dùng khi yêu cầu trị liệu đặt ra.

 

Tuy nhiên, như trên đã phân tích, nếu trẻ em thể chất khỏe mạnh, phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh lý thuộc hư chứng thì nhất thiết không cần dùng thuốc bổ nói chung và nhân sâm nói riêng. Nếu cần dùng thì trẻ phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét toàn diện để xác định chẩn đoán chính xác và xem bệnh lý của trẻ thuộc thể loại bệnh lý nào, từ đó mới lựa chọn thuốc bổ cho phù hợp.

 

Chỉ có bệnh lý thuộc thể khí hư mới cần dùng thuốc bổ khí, trong đó có nhân sâm nói riêng và các loại sâm nói chung. Và không chỉ với nhân sâm mà tất cả các thuốc bổ Đông y khác như nhung hươu, cao hổ cốt, đương quy, kỷ tử, hoàng kỳ, thục địa… cũng phải tuân thu triệt để nguyên tắc này.

 

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống
Liên hệ ngay để được giá sỉ yến sào tốt nhất trên thị trường
0935878868 (Miss Ngọc)

Các bài viết cùng mục

    nhansamPanaxovietnam
    Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam

    Tin cập nhật: 17/11/2011

    Chi nhân sâm - Panax L,. thuộc họ Nhân sâm hay Ngũ gia - ARALIACEAE, gồm 6 loài phân bố ở Bắc Mỹ và Đông á . ở nước ta, N.T. Skvortsova nêu 3 loài; Phạm Hoàng Hộ nêu 4 loài. Gần đây các tác giả Tên ...
    Các loài chi Nhân sâm Panax ở Việt Nam xem tiếp
    5e26787a9213f1fbdaac285b8c25322c
    Nhân sâm và sức khỏe

    Tin cập nhật: 21/10/2011

    Từ lâu, người dân đã có thói quen dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm có mấy loại, tác dụng cụ thể ra sao, phòng chữa những bệnh gì thì không phải ai ...
    Nhân sâm và sức khỏe xem tiếp
    326418
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc

    Tin cập nhật: 12/10/2011

    Cây thương lục Mỹ có củ to rất giống củ sâm khiến nhiều người lầm tưởng đó là cây sâm. Điều này rất nguy hiểm bởi thương lục Mỹ là cây có độc ở tất cả các bộ phận.
    Phân biệt giữa nhân sâm và cây độc xem tiếp
    nhan_sam
    Một số dược liệu mang tên Sâm

    Tin cập nhật: 23/09/2011

    Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các ...
    Một số dược liệu mang tên Sâm xem tiếp
    snlvuonsam
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam

    Tin cập nhật: 28/07/2011

    Tên khác: Sâm Việt Nam, Sâm Việt, Sâm Ngọc Linh, Sâm khu 5, Sâm trúc, Sâm đốt trúc, Trúc tiết nhân sâm, Củ ngải rọm con, Cây thuốc dấu.
    Tìm hiểu Nhân sâm Việt Nam xem tiếp
    nhansambonhuthenao
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 15/06/2011

    Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo "Những cây thuốc và vị thuốc quý". Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã biết làm thí nghiệm để kiểm ...
    Khoa học nghiên cứu dược tính của Nhân Sâm xem tiếp
    60883_240
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả

    Tin cập nhật: 13/06/2011

    Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm giả, nhân sâm thật.
    Cách phân biệt Nhân Sâm giả xem tiếp
    nhan_sam_kho_1
    Hồng Sâm khô

    Tin cập nhật: 10/06/2011

    Các sản phẩm củ/rễ được làm từ hồng sâm 6 tuổi được canh tác ở những khu vực không bị ô nhiễm. Các sản phẩm này là những sản phẩm chất lượng cao cấp được sản xuất ở nhà máy sản ...
    Hồng Sâm khô xem tiếp
    nhan_sam_1
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2)

    Tin cập nhật: 02/06/2011

    Kết quả nghiên cứu dược lý Sau đây là kết quả nghiên cứu dược lý của nhân sâm theo “Những cây thuốc và vị thuốc quý”. Tác dụng trên hệ thần kinh: từ xưa tại Trung Quốc, người ta đã ...
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 2) xem tiếp
    nhan_sam_1
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1)

    Tin cập nhật: 02/06/2011

    Nhân sâm có nhiều tác dụng: Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một ...
    Dược tính và công dụng của Nhân Sâm (Phần 1) xem tiếp
    nhan_sam
    Bảo quản Nhân Sâm

    Tin cập nhật: 30/05/2011

    Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang ...
    Bảo quản Nhân Sâm xem tiếp
Quảng cáo