Siêu Thị Yến Sào nhà cung cấp sỉ và lẻ tổ yến nguyên chất uy tín
Giao hàng tận nơi trong khu vực TP.HCM
với đơn hàng trên 500.000 đồng
Hotline: 0935 878 868
( Ms Mai )
Con người có tàn độc khi sử dụng tổ yến?
Tôi từng đọc một bài viết có nội dung lên án hành vi tàn độc khi con người sử dụng tổ yến để làm yến sào, một loại thực phẩm được nhiều người tin dùng để bồi bổ sức khỏe cho đến ngày nay. Vậy hành vi lấy tổ yến có thực sự độc ác như cách tác giả này đã nói.
Ý nghĩ con người tàn độc khi sử dụng tổ yến là hoàn toàn sai lầm.
Bài viết lên án sự tàn nhẫn và độc ác của con người khi lấy đi tổ yến có thể tóm gọn thành những ý chính sau đây:
Người khai thác yến nếu không chừa lại một phần tổ, thì những chim yến mẹ đang mang thai trở về sau chuyến đi kiếm ăn để sinh con bị đau đớn khi cơn chuyển dạ đến. Chúng sẽ tuyệt vọng đến mức lao đầu vào vách đá mà chết.
Khi chim yến mẹ đâm đầu vào vách đá để kết thúc sự sống thì những con chim trống cũng sẽ “tự tử” theo tại ngay nơi những con cái đã chết. Nếu không làm như vậy, chúng cũng sẽ sống cô độc đến suốt đời.
Người khai thác yến sẽ chỉ lấy một phần tổ để buộc chim yến ói máu xây phần tổ hoàn thiện lại như lúc ban đâu để họ có thể thu được huyết yến.
Chim yến chỉ xây tổ một lần trong đời.
Những người đi lấy yến sẽ vứt trứng hay chim non xuống biển để lấy được tổ yến.
Bài viết này đã một thời làm những người đọc cảm thấy ân hận, xót xa và việc sử dụng tổ yến như một món ăn bổ dưỡng trở thành một tội ác không thể tha thứ. Thế nhưng, khoa học đã chứng minh được những điều mà tác giả bài viết được đưa ra hoàn toàn phản khoa học. Tất cả những gì mà tác giả muốn truyền tải cho người đọc được viết ra từ góc nhìn thiển cận cũng như sức tưởng tượng một cách thái quá của bản thân người viết.
Sử dụng tổ yến để bồi bổ sức khỏe là điều hoàn toàn bình thường và không gây hại cho sự tồn tại của chim yến.
Các nhà khoa học đã tìm ra cách thức sinh sống của loài chim yến, giúp mọi người hiểu được những điều mà tác giả trên nói đều là “ảo tưởng”.
Thứ nhất, nếu đến ngày sinh mà yến không may bị mất tổ thì chúng sẽ “đẻ nhờ” nhà hàng xóm chứ không phải đâm đầu vào vách đá mà chết như những gì tác giả nói.
Thứ hai, chim yến kết đôi và sống trọn đời nếu không có bất trắc gì xảy ra. Thế nhưng nếu một trong hai con không may bị chết thì con còn lại sẽ kết đôi với một chim yến khác. Hoàn toàn không có việc chim yến đực đâm đầu vào vách đá để chết theo.
Thứ ba, trong bài viết trước chúng tôi đã đề cập đến nguồn gốc của huyết yến là do quá trình lên men tự nhiên chứ không phải được tạo thành từ máu chim yến. Do đó, không có việc người khai thác yến lấy một phần tổ để chim yến phải nhả máu xây lại.
Thứ tư, vào mùa sinh sản yến sẽ xây lại tổ mới. Nếu không lấy tổ cũ thì chim yến sẽ xây chồng tổ mới lên đó. Vì thế, việc lấy yến không ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại của loài yến.
Cuối cùng, mùa lấy yến là lúc mà chim non đã đủ trưởng thành để bay đi kiếm thức ăn và đủ sức để tồn tại trong tự nhiên. Không hề có việc người lấy yến vứt chim non hay trứng yến xuống biển.
Việc sử dụng tổ yến để làm ra những thực phẩm bổ dưỡng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí nó còn không ảnh hưởng đến sự phát triển của loài yến trong tự nhiên.
Tin cập nhật: 17/02/2014
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 21/07/2015
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 10/07/2015
Tin cập nhật: 09/12/2013
Tin cập nhật: 09/12/2013